Kế hoạch xây dựng và triển khai Vạn Lý Trường Thành dưới nước

Hiện tại, công việc đang được tiến hành để tạo ra các yếu tố riêng lẻ của hệ thống. Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng. Theo một trong các kế hoạch, các thành phần đầu tiên của hệ thống sẽ được triển khai ở Biển Đông.

Cơ sở của hệ thống sẽ là các cảm biến thủy âm đặt dưới đáy biển ở độ sâu lên tới 3000 mét. Những thành phần ven biển sẽ được bố trí tại các căn cứ quân sự trên mấy đảo nhân tạo đang được xây dựng ở Quần đảo Trường Sa, giữa Philippines, MalaysiaViệt Nam.[5]

Chi phí của chương trình này là 2 tỷ nhân dân tệ (313 triệu đô la Mỹ)[6]

Trung Quốc đã vận hành hai cảm biến dưới nước kể từ năm 2016, đặt ở Vực thẳm Challenger và ngoài khơi đảo Yap, Micronesia.[7][8] Các cảm biến được cho là có phạm vi âm thanh để phát hiện chuyển động tại Căn cứ Hải quân Guam và được cho là có thể cho phép Trung Quốc theo dõi chuyển động của Hải quân Hoa Kỳ, bao gồm cả các tàu ngầm của nước này.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vạn Lý Trường Thành dưới nước https://www.washingtontimes.com/news/2016/aug/30/c... http://www.hisutton.com/Cn_Underwater_Great_Wall.h... http://www.hisutton.com/Cn_Underwater_Great_Wall.h... https://australiansecuritymagazine.com.au/chinas-u... https://www.popsci.com/great-underwater-wall-robot... https://dailytechinfo.org/military/8243-kitay-plan... http://www.scmp.com/news/china/society/article/213... http://www.thedrive.com/the-war-zone/17903/china-r...